Tài Liệu Trắc Nghiệm Ôn Thi THPT Quốc Gia

46 câu trắc nghiệm Sinh Thái Học lớp 12 có đáp án File WORD

46 câu trắc nghiệm Sinh Thái Học lớp 12 có đáp án File WORD dành cho học sinh ôn thi kiểm tra, học kỳ và thi THPT Quốc Gia cũng như phục vụ giáo viên nghiên cứu, giảng dạy, ra đề . Kiến thức phần sinh thái học – môn Sinh lớp 12 gồm 4 chương

Chương 1: Cá thể và môi trường

Chương 2: Quần thể sinh vật

Chương 3: Quần xã sinh vật

Chương 4: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên

Các câu hỏi trong tài liệu đều xoay xung quanh 4 chương này.

Bài 47.
Câu 1: Khẳng định nào sau đây không đúng về môi trường sống của sinh vật?
A. Môi trường là tập hợp tất cả những gì bao quanh sinh vật
B. Môi trường bao gồm những nhân tố vô sinh và hữu sinh
C. Môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật
D. Môi trường gồm môi trường bên trong và bên ngoài sinh vật
Câu 2: Sinh vật nào sau đây không thuộc môi trường trên cạn?
A. Cá voi                    B. Lợn rừng              C. Sư tử        D. Diều hâu
Câu 3: Nhóm sinh vật nào sau đây sống được cả môi trường trên cạn và dưới nước?
A. Lưỡng cư          B. Chim           C. Thú              D. Cá
Câu 4: Ve chó kí sinh trên chó. Môi trường sống của ve chó là môi trường
A. Dưới nước                                     B. Trên cạn                         C. Sinh vật    D. Đất
Câu 5: Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây khác. Môi trường sống của tầm gửi là môi trường
A. Trên cạn   B. Dưới nước       C. Đất       D. Sinh vật

Trắc nghiệm sinh thái học môn sinh lớp 12 có đáp án
Trắc nghiệm sinh thái học môn sinh lớp 12 có đáp án

Câu 6: Nhân tố sinh thái là
A. Những yếu tố vật lí tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
B. Những yếu tố môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
C. Những yếu tố môi trường tác động nhưng không chi phối đến đời sống sinh vật.
D. Những yếu tố sinh học tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
Câu 7: Khẳng định nào sau đây là không đúng về giới hạn sinh thái?
A. Là giới hạn mà ở đó cơ thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B. Vượt qua giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.
C. Giới hạn sinh thái rộng, sinh vật phân bố hẹp và ngược lại.
D. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái riêng về một nhân tố sinh thái.
Câu 8: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá Rô Phi Việt Nam là
A. 4,3 – 380C                               B. 4,2 – 560C                            C. 4,3 – 560C               D. 5,6 – 420C
Câu 9: Nhiệt độ cực thuận của cá Rô Phi Việt Nam là
A. 380C                B. 560C                      C. 300C                      D. 420C
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng về giới hạn sinh thái của cá Rô Phi Việt Nam?
A. Vượt qua giới hạn sinh thái, cá rô phi vẫn sống được nhưng sức sống kém.
B. Khoảng 5,6 – 420C là khoảng cực thuận của cá Rô Phi.
C. Trong khoảng 25 – 320C sự sinh trưởng và phát triển của cá là tốt nhất.
D. Trung du miền núi phía Bắc có điều kiện thuận lợi hơn để nuôi cá Rô Phi.
Câu 11: Xét nhân tố sinh thái là “hàm lượng muối” thì nhóm loài nào sau đây có giới hạn sinh thái cao nhất
A. Loài ở cửa sông B. Loài nước ngọt
C. Loài nước mặn D. Loài ở tầng sâu của đại dương
Câu 12: Có 2 loài muỗi, một loài sống ở tầng cao của rừng (A), một loài sống ở dưới tán rừng (B). Xét về nhân tố sinh thái là “nhiệt độ” thì
A. Hai loài có cùng giới hạn sinh thái                   B. Loài A có giới hạn sinh thái rộng hơn
C. Loài B có giới hạn sinh thái rộng hơn   D. Không thể xét được giới hạn sinh thái của hai loài
Câu 13: Xét về nhân tố sinh thái là “nhiệt độ” thì loài nào sau đây có giới hạn sinh thái cao nhất?
A. Lạc đà                  B. Voi                       C. Cá voi            D. Giun đất
Câu 14: “Khoảng không gian hình thành bởi tổ hợp các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài” được gọi là
A. Ổ sinh thái B. Điểm cư trú C. Nơi ở D. Giới hạn sinh thái
Câu 15: Khẳng định nào sau đây đúng về “Nơi ở” và “Ổ sinh thái”?
A. Một nơi ở chỉ duy nhất có 1 ổ sinh thái của loài đó.
B. Nơi ở không được trùng mới ổ sinh thái của loài đó.
C. Một ổ sinh thái có thể có nhiều nơi ở của loài đó.
D. Một ổ sinh thái chỉ duy nhất có 1 nơi ở của loài đó.
Câu 16: Khẳng định nào sau đây không đúng về “Nơi ở” và “Ổ sinh thái”?
A. Nơi ở là địa điểm cư trú thường xuyên của loài.         B. Ổ sinh thái trùm lên nơi ở của loài.
C. Một loài có nhiều nơi ở trong cùng ổ sinh thái.            D. Nơi ở và ổ sinh thái không trùng lên nhau.
Câu 17: Khẳng định nào sau đây là đúng về nhân tố sinh thái?
A. Nhân tố sinh thái bao gồm cả nhân tố vô sinh và hữu sinh.
B. Nhân tố sinh thái có tác động nhưng không chi phối đời sống sinh vật.
C. Ở mọi giai đoạn phát triển của sinh vật thì tác động của nhân tố sinh thái là như nhau.
D. Giới hạn sinh thái càng rộng thì sự phân bố của sinh vật càng hạn chế.
Câu 18: Nhân tố sinh thái nào có vai trò quyết định đối với thảm thực vật dưới tán rừng?
A. Ánh sáng                  B. Độ ẩm                                  C. Nhiệt độ       D. Vật kí sinh
Câu 19: Những loài sống ở tầng sâu của đáy đại dương
A. không thể chịu đựng được áp suất cao                 B. có giới hạn sinh thái rộng về lượng muối
C. ổ sinh thái của những loài này khá hẹp                 D. có giới hạn sinh thái rộng về nhiệt độ
Câu 20: Loài nào sau đây là loài “rộng muối”?
A. loài nước ngọt B. loài ở tầng sâu đáy đại dương
C. loài nước mặn D. loài cửa sông

ĐÁP ÁN

12345678910111213
DAACDBCDCCABA
14151617181920      
ACDABCD     

BÀI 48 – 49
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa sáng?
A. Lá màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày. B. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng.
C. Màu lá bóng, mô giậu phát triển. D. Lá cây xếp ngang so với mặt đất.
Câu 2: Nhóm thực vật nào sau đây không thuộc nhóm cây ưa sáng, ưa bóng?
A. thảm thực vật B. cây gỗ nhỏ C. cây gỗ to D. phi lao, cây thông
Câu 3: Nhóm sinh vật nào sau đây hoạt động vào ban đêm?
A. ngựa, lừa, dê B. chim cú, muỗi, dơi C. Gà, bồ câu D. Ruồi, ong.
Câu 4: “Nhiều loài sâu bọ ngừng sinh sản khi điều kiện chiếu sáng trong ngày không thích hợp”, hiện tượng này được gọi là
A. không chế sinh học B. cân bằng sinh học C. đình dục D. nhịp sinh học
Câu 5: Nhân tố cơ bản nhất, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp các nhân tố khác là
A. Ánh sáng B. Nhiệt độ C. Ẩm độ D. Lượng mưa
Câu 6: Nhóm động vật biến nhiệt gồm
A. Bò sát, chim, thú B. Cá, thú, động vật bậc thấp
C. Bò sát, cá, lưỡng cư D. Lưỡng cư, chim, động vật bậc thấp
Câu 7: Dựa vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta chia thực vật ra thành các loại
(1) cây trung sinh (2) cây ưa sáng (3) cây ưa bóng (4) cây chịu hạn
(5) cây chịu mặn (6) cây chịu bóng (7) cây gỗ lớn
Các đáp án đúng là
A. (1)(2)(3) B. (2)(4)(6) C. (1)(4)(5) D. (2)(3)(6)
Câu 8: Cho các khẳng định sau về nhân tố sinh thái ánh sáng
(a) ánh sáng là nhân tố chịu sự chi phối hầu hết các nhân tố khác
(b) ánh sáng quyết định đến sự thích nghi của thực vật lẫn động vật
(c) tôm kiếm ăn lúc trời vừa sụp tối, hầu hết các loài cá kiếm ăn lúc trời gần sáng
(d) một số loài cây rũ lá vào ban đêm
Số khẳng định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Lá cây rũ xuống vào ban đêm.
B. Ngày chuột ngủ trong hang, đêm chuột ra ngoài kiếm ăn.
C. Ruồi nhà thoát khỏi nhộng vào buổi sáng.
D. Lá cây trinh nữ cụp xuống khi có tác động vật lý.
Câu 10: Ví dụ nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Chim di cư về phương nam khi mùa đông đến.
B. Số lượng các loài giảm sau một trận lũ quét.
C. Sâu sồi hóa nhộng vào mùa đông.
D. Rắn phơi nắng vào buổi sáng trước khi hoạt động.
Câu 11: Ví dụ nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Cá hồi trong mùa sinh sản quay về nơi nó sinh ra để sinh sản.
B. Ban ngày dơi ngủ trong hang, ban đêm bay ra ngoài kiếm ăn.
C. Lá cây rũ xuống vào ban đêm.
D. Bồ nông xếp thành hàng khi kiếm ăn.
Câu 12: Khẳng định nào sau đây không đúng về nhịp sinh học?
A. Nhịp sinh học là phản ứng của sinh vật với sự thay đổi của môi trường có tính chu kì.
B. Chu kì của nhịp sinh học thường là chu kì mùa và chu kì ngày đêm.
C. Thức ăn chính là nhân tố khởi động nhịp sinh học.
D. Nhịp sinh học có tính di truyền.
Câu 13: Khả năng phản ứng nhịp nhàng của sinh vật trước sự thay đổi có tính chu kì của môi trường, đặc biệt là chu kì mùa và chu kì ngày đêm được gọi là
A. Khống chế sinh học B. Nhịp sinh học C. Thường biến D. Đột biến
Câu 14: Ví dụ nào sau đây là nhịp sinh học?
A. Năm 2002, trâu trò ở miền Bắc chết hàng loạt vì một trận rét đậm
B. Số lượng sinh vật giảm đáng kể sau một trận cháy rừng
C. Buổi sáng, rắn mối thường phơi nắng trước khi hoạt động
D. Các con trâu trầm mình dưới nước khi môi trường nóng bức.
Câu 15: Với T là tổng nhiệt hữu hiệu; x là nhiệt độ môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển; n là số ngày hoàn thành một chu trình sống (hoặc một giai đoạn) của sinh vật. Công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu của sinh vật biến nhiệt được viết bằng biểu thức
A. T = (x – k).n B. n = (T – k).x C. T = (k – x).n D. T = (n – k).x
Câu 16: Khẳng định nào sau đây là không đúng về nhóm động vật hằng nhiệt
A. chim và thú là động vật hằng nhiệt.
B. động vật hằng nhiệt phân bố kém rộng khắp hơn động vật biến nhiệt.
C. nhiệt độ sinh vật ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
D. ở vùng lạnh, động vật hằng nhiệt có lớp mỡ dày hoặc thường đi trú đông.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải của thực vật chịu hạn?
A. Có khả năng tích trữ nước trong cơ thể. B. giảm sự thoát hơi nước (lá biến thành gai).
C. tăng khả năng tìm nước (rễ sâu và rộng). D. trên bề mặt lá có nhiều khí khổng và diệp lục.
Câu 18: Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường nào sau đây không đúng?
A. Cây mọc trên đất làm thay đổi cấu trúc và thành phần hóa học của đất
B. Cây mọc trên đất làm tăng độ ẩm, làm giảm nhiệt độ dưới tán cây.
C. Giun, chân khớp sống trong đất làm cho đất cạn kiệt chất dinh dưỡng
D. Sinh vật và môi trường có tác động qua lại với nhau
Câu 19: Hai yếu tố chính của khí hậu, chi phối mạnh đến đời sống của các loài là
A. Nhiệt độ và độ ẩm B. Ánh sáng và nhiệt độ
C. Độ ẩm và lượng mưa D. Ánh sáng và lượng mưa
Câu 20: Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Ánh sáng là nhân tố chính, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp các nhân tố khác.
B. Độ ẩm quyết định mức độ phong phú của thảm thực vật dưới tán rừng.
C. Độ ẩm và lượng mưa là hai yếu tố chính của khí hậu.
D. Sinh vật và môi trường có tác động qua lại với nhau.
Câu 21: Giả sử nhiệt độ môi trường ổn định là 320C; nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 80C; một loài sâu bọ A có thể sống được 32 ngày, thì tổng nhiệt hữu hiệu của loài A là
A. 768 B. 687 C. 678 D. 876
Câu 22: Giả sử nhiệt độ môi trường ổn định là 250C; nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 80C; một loài sâu bọ B có thể sống được 55 ngày, thì tổng nhiệt hữu hiệu của loài B là
A. 953 B. 593 C. 359 D. 935
Câu 23: Giả sử nhiệt độ môi trường ổn định là 280C; nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 100C; một loài sâu bọ C có thể sống được 45 ngày, thì tổng nhiệt hữu hiệu của loài C là
A. 1260 B. 810 C. 765 D. 855
Câu 24: Giả sử nhiệt độ môi trường ổn định là 250C; một loài côn trùng D có thể sống được 8 ngày; nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 120C, thì tổng nhiệt hữu hiệu của loài D là
A. 88 B. 305 C. 104 D. 402
Câu 25: Giả sử nhiệt độ môi trường ổn định là 250C; nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 120C, tổng nhiệt hữu hiệu của loài côn trùng D là 598, thì số ngày mà loài D có thể sống được là
A. 48 B. 46 C. 34 D. 52
Câu 26: Giả sử nhiệt độ môi trường ổn định là 280C; nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 80C, tổng nhiệt hữu hiệu của loài côn trùng E là 640, thì số ngày mà loài E có thể sống được là
A. 34 B. 32 C. 36 D. 30

ĐÁP ÁN

12345678910111213
DABCACDCDBDCB
14151617181920212223242526
CABDCACADBCBB
4.4/5 – (8 bình chọn)