Tài Liệu Trắc Nghiệm Ôn Thi THPT Quốc Gia

Phương phải giải bài tập tán sắc, giao thoa ánh sáng có đáp án

Tài liệu phương pháp giải bài toán tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng giới thiệu nhiều dạng bài tập hay có đáp án chi tiết

1. Tán sắc ánh sáng
Hiện tượng một chùm sáng trắng (hoặc một chùm sáng phức tạp) khi đi qua lăng kính bị tách ra thành những chùm sáng có màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sáng ánh sáng
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là tốc độ truyền ánh sáng trong môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số của ánh sáng. Vì vậy, chiết suất của môi trường phụ thuộc vào tần số (và bước sóng)

2. Ánh sáng đơn sắc
Ánh sáng đơn sắc (còn gọi là bức xạ (đơn sắc)) là ánh sáng không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định (màu quang phổ) là một sóng điện từ ứng với một bước sóng nhất định. Đôi khi gọi tắt là ánh sáng.

3. Ánh sáng trắng
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím. Ví dụ: ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng hồ quang điện, ánh sáng đèn điện dây tóc…
4. Nhiễu xạ ánh sáng
Hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt, gọi là sự nhiễu xạ ánh sáng.
Hiện tượng nhiễu xạ chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
5. Giao thoa ánh sáng
– Hai sóng ánh sáng kết hợp (có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi) do hai nguồn sáng kết hợp phát ra, giao thoa với nhau khi gặp nhau, tạo nên vân sáng (cực đại giao thoa) và vân tối (cực tiểu giao thoa) trên màn quan sát

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN (tự luận và trắc nghiệm)

Dạng 1. BÀI TẬP VỀ ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ VỀ TÁN SẮC ÁNH SÁNG

Dạng 2. BÀI TẬP VỀ GIAO THOA ÁNH SÁNG

Trích một số câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết trong bài

1.74. Người ta thường ứng dụng hiện tượng giao thoa để
A. đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
B. đo khoảng cách giữa hai khe hẹp.
C. đo tốc độ ánh sáng.
D. chứng minh rằng ánh sáng là sóng điện từ.

1.17. Nhìn ánh sáng Mặt Trời qua tấm kính cửa sổ ta không thấy màu cầu vồng, đó là do
A. không có sự tán sắc của thủy tinh.
B. không có sự tán sắc qua hai bản mặt song song.
C. có sự tán sắc qua tấm thủy tinh nhưng ta không quan sát được hiện tượng bằng mắt thường.
D. Cả A, B, C đều sai.

1.35. Sự phụ thuộc của chiết suất vào màu sắc của ánh sáng

A. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, khí.
B. chỉ xảy ra với chất rắn và chất lỏng
C. chỉ xảy ra với chất rắn.
D. là hiện tượng đặc trưng của lăng kính.

[pdf]1SjDSkldZJCUY5x3hQCnrAKdojucAFMn4[/pdf]

4.7/5 – (3 bình chọn)

Posted

in

by